Giờ làm việc - Sáng: Từ 8h30 - 12h00
Chiều: Từ 1h30 - 5h30
Chúng tôi làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần,
Nghỉ Chủ Nhật & các ngày lễ
DANH MỤC SẢN PHẨM
tin nóng

Ổ CỨNG HDD SEAGATE BARACUDA - Dung lượng siêu khủng, sức mạnh vô song

SAO LƯU & GIÀNH GIẢI THƯỞNG LỚN

Rước lộc đầu năm cùng Seagate Skyhawk

RỘN RÀNG ĐÓN XUÂN - LƯU TRỮ TRỌN VẸN, NHẬN NGAY QUÀ HOT!

KHAI XUÂN NHƯ Ý – CHỚP DEAL HẾT Ý!

Bảo mật từng byte, lưu trữ thoải mái

COMBO TỰU TRƯỜNG

THẾ KỶ MỪNG TUỔI MỚI - KHÁCH HÀNG RINH QUÀ LỚN

COMBO THIẾT BỊ LƯU TRỮ NAS TỐT NHẤT 2024

Thông báo lịch nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2024
Quy mô ngành TMĐT: 1 năm Việt Nam tăng thêm hơn 1 tỷ USD, thì Nhật tăng 10 tỷ USD & Mỹ tăng 43 tỷ USD
Quy mô ngành TMĐT: 1 năm Việt Nam tăng thêm hơn 1 tỷ USD, thì Nhật tăng 10 tỷ USD & Mỹ tăng 43 tỷ USD
Theo đó, doanh thu bán hàng thương mại điện tử của Việt Nam đã đạt 4,07 tỷ USD. So với quốc gia có nền thương mại điện tử hàng đầu thế giới là Mỹ, quy mô Việt Nam chỉ bằng 1/83 lần. So với Nhật Bản, với mức doanh thu năm 2015 là 106,6 tỷ USD, quy mô thương mại điện tử nước này gấp đúng 26 lần Việt Nam.
Tuy có quy mô còn nhỏ nhưng tốc độ tăng tưởng của thương mại điện tử Việt Nam lại rất nhanh. Năm 2013 và 2014, tổng doanh thu từ thương mại điện tử Việt Nam lần lượt cán mốc 2,2 tỷ USD và 2,97 tỷ USD. Như vậy mức tăng trưởng trong 2 năm này lần lượt là 35% và 37%. Trong 2 năm này, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Nhật Bản là 17% và 15%.
Tuy nhiên, cần chú ý, với quy mô còn quá khiêm tốn, tốc độ tăng như hiện tại của thị trường TMĐT Việt Nam so với các thị trường lớn là đương nhiên. Xét con số tăng tuyệt đối, thị trường TMĐT Việt Nam vẫn còn quá yếu.
Cụ thể, nếu năm 2015, quy mô thị trường TMĐT Việt Nam tăng thêm 1 tỷ USD so với năm trước thì ở Nhật, con số đó là 10 tỷ USD, ở Mỹ là là hơn 43 tỷ USD. Điều đó nghĩa là, mỗi năm, Nhật Bản sinh ra thêm 2,5-3 thị trường TMĐT quy mô ngang Việt Nam và Mỹ tạo ra hơn 10 "thị trường Việt Nam" mới.
Có thể nói, trong mắt các chuyên gia trong và ngoài ngành, thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn đầy tiềm năng, "đang ngủ yên chưa được đánh thức". Điều này củng cố bởi sự tăng lên của tổng số người dùng Internet tại Việt Nam, của tỷ lệ người dùng tin tưởng mua hàng trên các kênh trực tuyến và kỳ vọng vào sự xuất hiện của hình thức mua sắm trực tuyến mới trên di động (Mobile Commerce).
Có tốc độ tăng trưởng khá, thương mại điện tử Việt Nam cũng đang dần dần tiếp cận với các nền thương mại điện tử lớn về độ thâm nhập vào thị trường bán lẻ.
Từ năm 2014 đến năm 2015 vừa qua, tỷ trọng tổng doanh thu bán từ thương mại điện tử Việt Nam chiếm trong tổng mức bán lẻ đã tăng tới 32%, chiếm 2,8% tổng mức bán lẻ.
Ở Nhật Bản, tỷ lệ này là chiếm 4,4%. Tại nước có nền thương mại điện tử mạnh nhất là Mỹ, kênh truyền thống vẫn chiếm đến gần 93% tổng mức bán lẻ, thương mại điện tử chiếm 7,3%.